Mẫu thỏa thuận bảo mật của lĩnh vực dịch thuật được 福安康 biên tập và chỉnh sửa dựa trên thỏa thuận về các điều khoản ký kết của đại diện giữa hai bên.

Đây là mẫu  chuẩn nhất để bạn đọc tham khảo.

Thỏa Thuận Bảo Mật

Thỏa Thuận này được thành lập vào ngày                    bởi và giữa          (Bên Cung Cấp Thông Tin) và                     (Bên Nhận Thông Tin) liên quan tới việc bảo mật những thông tin do một bên của thỏa thuận cung cấp (“Bên Cung Cấp Thông Tin”) cho bên kia (“Bên Nhận Thông Tin”) nhằm mục đích  đánh giá giao dịch tiềm năng giữa các bên (“Mục Đích”).

Điều 1 Định Nghĩa

  1. “Thông Tin Bí Mật” được hiểu là tất cả các thông tin về kỹ thuật, hoạt động kinh doanh, quản lý, nhân sự và các thông tin khác được Bên Cung Cấp Thông Tin cung cấp cho Bên Nhận Thông Tin (bao gồm thông tin được công ty mẹ hoặc bên liên quan của bên cung cấp thông tin cung cấp), bất kể những thông tin đó có được đóng dấu hay được xác định là “Bí Mật” hay không, bất kể thông tin ở dạng văn bản, truyền miệng hoặc bất kể phương thức nào khác.
  2. Thông Tin Bí Mật không bao gồm các thông tin mà:
    • đã được công chúng biết đến vào thời điểm cung cấp;
    • trở thành một phần của thông tin được công chúng biết đến sau khi được tiết lộ không phải do một hành vi sai phạm của Bên Nhận Thông Tin;
    • đã thuộc sở hữu hợp pháp của Bên Nhận Thông Tin vào thời điểm thông tin đó được cung cấp cho Bên Nhận Thông Tin;
    • được Bên Nhận Thông Tin tạo ra một cách độc lập mà không có bất kỳ sự tiếp cận nào tới Thông Tin Bí Mật; hoặc
    • do Bên Nhận Thông Tin tiếp nhận được một cách hợp pháp từ một bên thứ ba có quyền tiết lộ thông tin đó, mà không vi phạm bất kỳ nghĩa vụ bảo mật thông tin nào.
  3. Thông Tin Bí Mật gồm cả những thông tin phái sinh được sao chép, xử lý, điều chỉnh v/v… từ Thông Tin Bí Mật.

Điều 2 Thẩm Quyền

  1.  2 bên xác nhận rằng Bên Cung Cấp Thông Tin hoặc Bên Nhận Thông Tin, từng bên có quyền cung cấp Thông Tin Bí Mật cho bên kia.

Điều 3 Bảo Mật

  1. Bên Nhận Thông Tin có các nghĩa vụ sau đây liên quan đến Thông Tin Bí Mật.
    • Bên Nhận Thông Tin chỉ sử dụng Thông Tin Bí Mật duy nhất cho Mục Đích và không được sử dụng Thông Tin Bí Mật vì bất kỳ mục đích nào khác nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Cung Cấp Thông
    • Bên Nhận Thông Tin không được cung cấp, tiết lộ hoặc cho mượn Thông Tin Bí Mật cho bất kỳ bên thứ ba nào (ngoại trừ bên có liên quan của mình khi bên đó cần biết Thông Tin Bí Mật để phục vụ cho Mục Đích) cũng như không được cho bất kỳ bên thứ ba nào khác sử dụng Thông Tin Bí Mật nếu không có sự đồng ý trước bằng văn bản của Bên Cung Cấp Thông.
    • Nếu Bên Nhận Thông Tin cung cấp Thông Tin Bí Mật cho bất kỳ bên thứ ba nào khác với sự đồng ý của Bên Cung Cấp Thông Tin hoặc cung cấp cho bên có liên quan của mình theo quy định như trên, Bên Nhận Thông Tin phải ký một thỏa thuận bằng văn bản với bên thứ ba hoặc bên có liên quan đó để ràng buộc bên thứ ba hoặc bên có liên quan đó vào các nghĩa vụ giống hệt với các nghĩa vụ mà Bên Nhận Thông Tin chịu ràng buộc theo quy định tại Thỏa Thuận này.
    • Bên Nhận Thông Tin phải hạn chế việc tiếp cận Thông Tin Bí Mật, chỉ cho phép các nhân viên và người lao động của mình là những người cần phải biết Thông Tin Bí Mật để đáp ứng Mục Đích. Bên Nhận Thông Tin phải thông báo cho những nhân viên và người lao động được tiếp cận Thông Tin Bí Mật này về các nghĩa vụ bảo mật quy định tại đây và phải đảm bảo các nhân viên và người lao động đó tuân thủ đúng các nghĩa vụ bảo mật này.
    • Bên Nhận Thông Tin phải bảo vệ Thông Tin Bí Mật theo các quy tắc nội bộ của mình nhằm tránh việc sử dụng hoặc tiết lộ thông tin trái phép, phải xử lý Thông Tin Bí Mật theo đúng các tiêu chuẩn quản lý, và thực hiện tất cả các biện pháp có thể để bảo vệ lợi ích của Bên Cung Cấp Thông Tin liên quan đến Thông Tin Bí Mật.
  2. Bên Nhận Thông Tin có thể cung cấp Thông Tin Bí Mật cho luật sư, luật sư về sáng chế, kế toán công được cấp phép và các nhà tư vấn về thuế đã được cấp phép, những người chịu nghĩa vụ bảo mật theo quy định của pháp luật và cần biết về Thông Tin Bí Mật để đáp ứng Mục Đích.
  3. Nếu Bên Nhận Thông Tin được yêu cầu cung cấp Thông Tin Bí Mật cho một cơ quan hành chính, tư pháp hay lập pháp (“Cơ Quan Nhà Nước”) theo một quy định của pháp luật, Bên Nhận Thông Tin có thể cung cấp Thông Tin Bí Mật cho Cơ Quan Nhà Nước với các điều kiện sau:
    • Bên Nhận Thông Tin phải nhanh chóng thông báo cho Bên Cung Cấp Thông Tin về yêu cầu của Cơ Quan Nhà Nước đó;
    • Việc cung cấp thông tin sẽ được hạn chế trong phạm vi nghĩa vụ cung cấp thông tin theo quy định của pháp luật mà Bên Nhận Thông Tin phải tuân thủ; và
    • Bên Nhận Thông Tin phải cố gắng với nỗ lực tốt nhất để Cơ Quan Nhà Nước đảm bảo tính bảo mật đối với Thông Tin Bí Mật.

Điều 4 Người Quản Lý Thông Tin

  1. 2 bên chỉ định những cá nhân sau đây là người có trách nhiệm quản lý đối với Thông Tin Bí Mật. Nếu một bên thay đổi Người Quản lý Thông Tin, bên đó sẽ phải nhanh chóng thông báo cho bên kia về Người Quản Lý Thông Tin mới của mình.
    Người Quản Lý Thông Tin
    Bên Cung Cấp Thông Tin
    Họ tên:
    Chức vụ:
    Bộ phận làm việc:
    Bên nhận Thông Tin
    Họ tên:
    Chức vụ:
    Bộ phận làm việc:
  2. Bên Cung Cấp Thông Tin có thể, bất kỳ khi nào nếu tự thấy cần thiết, yêu cầu Người Quản Lý Thông Tin của Bên Nhận Thông Tin báo cáo về các điều kiện bảo quản Thông Tin Bí Mật. Người Quản Lý Thông Tin của Bên Nhận Thông Tin phải gửi báo cáo nêu trên bằng văn bản trong vòng mười (10) ngày làm việc kể từ ngày yêu cầu của Bên Cung Cấp Thông

Điều 5 Quyền Sở Hữu Trí Tuệ

  1. Việc Bên Cung Cấp Thông Tin cung cấp Thông Tin Bí Mật cho Bên Nhận Thông Tin sẽ không đồng nghĩa với việc cấp cho Bên Nhận Thông Tin bất kỳ quyền hay sự chấp thuận nào theo bất kỳ bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu thương mại, quyền tác giả hoặc bất kỳ quyền sở hữu trí tuệ nào khác liên quan đến Thông Tin Bí Mật.
  2. Nếu Bên Nhận Thông Tin có bất kỳ phát minh hoặc sự sáng tạo nào được dựa theo Thông Tin Bí Mật (“Phát Minh”), Bên Nhận Thông Tin sẽ nhanh chóng thông báo và công bố Phát Minh đó cho Bên Cung Cấp Thông Tin. Bên Nhận Thông Tin và Bên Cung Cấp Thông Tin sẽ thỏa thuận về việc ứng xử với Phát Minh đó, bao gồm nộp hồ sơ xin cấp bằng sáng chế.

Điều 6 Không Cam Kết

  1. Trừ phi có bất kỳ thỏa thuận ràng buộc pháp lý nào khác được tạo ra giữa các bên, việc ký kết và thực hiện Thỏa Thuận này không được xem như là một cam kết của mỗi bên đối với việc tham gia vào bất kỳ giao dịch kinh doanh, cấp phép hoặc chuyển giao nào giữa các bên trong Thỏa Thuận này.
  2. 2 bên từng bên sẽ chịu bất kỳ chi phí hoặc nghĩa vụ nào của riêng mỗi bên đó phát sinh từ việc ký kết hoặc thực hiện Thỏa Thuận này, và sẽ không yêu cầu bồi thường cho các khoản chi phí hay nghĩa vụ đó.

Điều 7 Thiệt Hại

  1. Nếu Bên Nhận Thông Tin vi phạm bất kỳ điều khoản nào của Thỏa Thuận này và Bên Cung Cấp Thông Tin có thể phải chịu tổn thất hoặc thiệt hại từ sự vi phạm đó, Bên Nhận Thông Tin phải nhanh chóng thực hiện các biện pháp thích hợp để ngăn chặn tổn thất hoặc thiệt hại tiếp tục xảy ra, và bồi hoàn cho Bên Cung Cấp Thông Tin cho tất cả các thiệt hại, tổn thất, trách nhiệm hay chi phí mà Bên Cung Cấp Thông Tin phải gánh chịu như là hậu quả của sự vi phạm đó.
  2. Trong trường hợp nói trên, Bên Nhận Thông Tin sẽ tuân thủ tất cả các hướng dẫn phù hợp của Bên Cung Cấp Thông Tin để ngăn chặn tổn thất và thiệt hại tiếp tục xảy

Điều 8  Hoàn Trả

  1. Khi Bên Cung Cấp Thông Tin có yêu cầu bằng văn bản hoặc khi Thỏa Thuận này chấm dứt hoặc hết hiệu lực, Bên Nhận Thông Tin phải nhanh chóng hoàn trả cho Bên Cung Cấp Thông Tin tất cả Thông Tin Bí Mật và các bản sao chép của các thông tin đó.
  2. Bên Cung Cấp Thông Tin có thể, thay vì hoàn trả, yêu cầu Bên Nhận Thông Tin tiêu hủy hoặc hủy bỏ Thông Tin Bí Mật và chịu trách nhiệm về việc tiêu hủy, hủy bỏ đó. Trong trường hợp này, Bên Nhận Thông Tin sẽ báo cáo bằng văn bản và bảo đảm với Bên Cung Cấp Thông Tin về việc tiêu hủy hay hủy bỏ đó.

Điều 9 Thời Hạn

Thỏa Thuận này có hiệu lực trong vòng 1 năm kể từ ngày                      . Các quy định tại Điều 3, 7, 8, 9 và 10 vẫn có hiệu lực trong vòng 3 năm sau khi Thỏa Thuận này chấm dứt hoặc hết hiệu lực.

Điều 10 Luật Áp Dụng và Thẩm Quyền Tài Phán

  1. Thỏa Thuận này được điều chỉnh bởi và diễn giải theo các quy định của pháp luật Viêt Nam.
  2. 2 bên đồng ý rằng mọi tranh chấp liên quan đến Thỏa Thuận này sẽ được giải quyết bằng trọng tài tại Trung Tâm Trọng Tài Quốc Tế Việt Nam (“VIAC”) tại Hà Nội để giải quyết chung thẩm theo Quy tắc tố tụng trọng tài có hiệu lực tại thời điểm tranh chấp của Trung tâm này (“Quy Tắc”), với tất cả thủ tục diễn ra bằng tiếng Anh. Hội đồng trọng tài gồm 3 trọng tài viên được chỉ định theo Quy Tắc. Phán quyết của trọng tài là phán quyết cuối cùng và có giá trị ràng buộc đối với các bên. Không bên nào được viện dẫn đến tòa án hoặc bất kỳ cơ quan nào khác nhằm tìm cách làm vô hiệu, sửa đổi hoặc xem xét lại phán quyết của trọng tài. Chi phí của các bên liên quan đến bất kỳ quá trình xét xử trọng tài nào phải được thanh toán theo quy định trong phán quyết của trọng tài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *